I LOVE MY LIFE

I AM

image
Xin chào,

Tôi là Bùi Thị Kim Huế - tư vấn tài chính và tín dụng

"Một cuộc đời thiếu ước mơ giống như con tàu không bánh lái", uớc mơ của tôi là trở thành chuyên gia tư vấn tài chính uy tín cao. Mỗi khi được nghe những câu chuyện của khách hàng tôi thấy được học hỏi rất nhiều và được dùng những hiểu biết, trải nghiệm của bản thân để tư vấn giúp khách hàng thành công hơn là niềm hạnh phúc với tôi.

Với hơn 12 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, lĩnh vực FnB và phần mềm quản lý kinh doanh đã giúp tôi tích lũy được vốn kiến thức và kinh nghiệm nhất định, thêm nữa tôi luôn nỗ lực mỗi ngày để hoàn thiện hơn và phù hợp hơn, nhằm đem lại nhiều giá trị thiết thực đến những khách hàng tôi có cơ hội phục vụ. Với chuyên môn tài chính tín dụng tôi giúp khách hàng giải quyết được các vấn đề kịp thời về nguồn vốn, tạo nền tảng để hoạt động kinh doanh được hiệu quả. Tôi là người tư vấn các gói giải pháp nhằm giúp khách hàng đưa ra các lựa chọn tài chính tối ưu, cũng như tư vấn việc áp dụng phần mềm quản lý vào kinh doanh giúp hoạt động vận hành ngày tốt hơn, thành công hơn.


Học vấn
Đại học Kinh Tế TP HCM

Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp

Đại học Ngân Hàng TP HCM

Khóa đào tạo ngắn hạn 2 năm, chuyên nghiệp vụ ngân hàng

Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ

Prudential, Aviva


Kinh nghiệm
Quản lý kênh bán hàng online

2020 - hiện tại: phần mềm tính tiền Dân Trí Soft

Chuyên viên tín dụng cao cấp

2017 - 2020: Ngân hàng UOB - Singapore

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

2009 - 2017: Ngân hàng Vietinbank


Kỹ năng
Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ bền vững
Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
Kỹ năng tư vấn và bán hàng
Kỹ năng hòa nhập và kết nối
Xây dựng thương hiệu cá nhân

10+

Giải thưởng bán hàng giỏi

3.000+

Khách hàng đã phục vụ

12+ năm

Kinh nghiệm làm kinh doanh

50+

Đối tác kinh doanh

TÔI LÀM ĐƯỢC GÌ?

Tư vấn tài chính - tín dụng - ngân hàng

Hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và có mạng lưới mối quan hệ tốt trong lĩnh vực tài chính - tín dụng - ngân hàng ở HCM và BRVT

Hỗ trợ chuyên nghiệp và nhanh chóng

Bằng kiến thức chuyên môn, khả năng lắng nghe và phân tích vấn đề để đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu từng khách hàng

Đồng hành cùng đi đến thành công

Những giải pháp tài chính đưa ra với mong muốn đồng hành cùng khách hàng để đạt đến thành công trong cuộc sống

Là người chia sẻ thật

Chia sẻ những kiến thức thật, trải nghiệm thật diễn ra trong cuộc sống để thành công và hạnh phúc

Người phụ nữ Á Đông

Gia đình hạnh phúc là cái gốc, là đòn bẫy để sự nghiệp phát triển, với tôi gia đình là tất cả

Trí sáng tâm an

Là giá trị sống tôi chọn trong suốt hành trình làm con người, tôi yêu cuộc sống này và tôi hạnh phúc

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VÀ CHIA SẺ

Hãy kiếm tiền một cách hào phóng!

Bạn thường đánh giá sự hào phóng hay keo kiệt của một người qua cách tiêu tiền của người ấy và cách họ dùng tiền trong đối nhân, xử thế? Điều này không sai!
Hào phóng hay keo kiệt không chỉ ở cách tiêu tiền, mà còn ở cách kiếm tiền


Tuy vậy, tôi cho rằng CÁCH KIẾM TIỀN của một người cũng nói lên tính cách hào phóng hay keo kiệt của người ấy! Chắc mình tôi có quan điểm kỳ cục này?


Người có tính cách hào phóng sẽ không keo kiệt đến mức tận dụng mọi cơ hội để kiếm tiền, không chộp lấy mọi thời cơ để làm đầy thêm túi tiền của mình một cách bất chấp. Hào phóng đâu cần kiếm tiền kiểu ấy!


Người hào phóng sẵn sàng bỏ qua những cơ hội kiếm tiền nhỏ mọn, hẹp hòi theo kiểu hũ mắm cũng lấy, củ hành cũng vơ. Họ hào phóng nên không mất ăn, mất ngủ khi nghĩ đến tiền của người khác; không hau háu nhìn vào túi tiền của người khác và cứ ước ao nó sẽ chui ngay vào túi của mình. 


Người hào phóng không kiếm tiền và làm đầy túi tiền của mình bằng cách cắt xén các chế độ đã cam kết với người lao động, quỵt nợ hoặc chây ì trả nợ nhà cung cấp, bán hàng đểu, hàng kém chất lượng với giá cao cho khách hàng, lừa dối để chiếm dụng vốn của nhà đầu tư, báo cáo láo để ăn bớt tiền lẽ ra phải chia cho cổ đông hay bạn đồng hành, chiếm đoạt tiền và tài sản của người khác bằng thủ đoạn xấu xa... 


Người hào phóng không khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không làm giàu bằng cách hủy hoại môi trường, không vì kiếm tiền mà xâm phạm lợi ích cộng đồng... Người hào phóng sẵn sàng chịu thiệt, chịu kiếm tiền ít đi, chịu bỏ qua những cơ hội kiếm tiền bất chính, chứ không keo kiệt đến mức cơ hội nào cũng chộp lấy và giữ khư khư!


Mùa covid, tôi thấy lộ ra nhiều người, tưởng là hào phóng (vì thấy diện mạo sang chảnh), nhưng hóa ra lại quá keo kiệt, bủn xỉn vì đi lừa người khác, kể cả những người đang sa cơ lỡ vận và gặp khó khăn để kiếm tiền đút túi. Họ hù dọa các công ty đang gặp khó, các startup đang khốn đốn vì kinh doanh thua lỗ, không khác gì các thầy lang vô đạo đức hù dọa bệnh nhân nghèo, để bán thuốc đểu với giá cắt cổ và làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của những người đang rơi vào hoàn cảnh khốn khó. Mất tiền mua thuốc, uống thuốc xong, con bệnh đang từ ốm bỗng chuyển sang... yếu hẳn!😕


Hào phóng hay keo kiệt không chỉ ở cách tiêu tiền, mà còn ở cách kiếm tiền! Hãy là doanh nhân hào phóng và kiếm tiền một cách hào phóng! 


Người hào phóng phải cho đi trước khi nhận lại


Người hào phóng phải cho đi trước khi nhận lại, phải trao giá trị xứng đáng trước khi cầm lấy tiền về! "Xởi lởi trời cho" là vậy đó!


Chia sẻ từ anh Long Nguyen Huu - Founder Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt

Các bước cần thiết để mở quán cà phê.

Nhiều bạn hỏi tôi "các bước để mở quán cà phê là gì? mở quán cafe cần chuẩn bị những gì...? Chính vì vậy, mình đã dành thời gian đúc kết lại qui trình từ ý tưởng kinh doanh đến tổ chức được một quán cà phê, nhà hàng hiệu quả. Mình tạm chia thành 20 bước như sau:
Bước 1: Lên ý tưởng và lựa chọn phong cách cho quán cà phê
Bước 2: Khảo sát thị trường
Bước 3: Phân tích ý tưởng và xác định mô hình kinh doanh cụ thể
Bước 4: Phân tích tính khả thi của dự án trong vai trò chủ đầu tư
Bước 5: Viết concept kinh doanh chi tiết
Bước 6: Tìm các đối tác chuyên môn
Bước 7: Xây dựng thực đơn kinh doanh
Bước 8: Xây dựng hệ thống quản trị quán
Bước 9: Lập kế hoạch Marketing
Bước 10: Lập kế hoạch tài chính
Bước 11: Phản biện, điều chỉnh hoàn thiện kế hoạch
Bước 12: Chuẩn bị vốn đầu tư
Bước 13: Tìm mặt bằng phù hợp concept kinh doanh
Bước 14: Thiết kế và thi công mặt bằng
Bước 15: Mua sắm trang thiết bị, set up và hoàn thiện cơ sở vật chất
Bước 16: Triển khai kế hoạch marketing
Bước 17: Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Bước 18: Ráp quy trình và chạy thử
Bước 19: Tổ chức event khai trương
Bước 20: Điều hành hoạt động kinh doanh

Đây chỉ là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài “Quy trình set up quán cà phê, nhà hàng”. Mình sẽ dành thời gian để viết chi tiết từng bước trong qui trình trên thành từng bài viết riêng. Hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn tham gia khởi nghiệp ngành F&B.

Dù chủ đề này mình chia sẻ nhiều lần với cộng đồng khởi nghiệp ngành F&B, nhưng thỉnh thoảng vẫn có bạn vào nhắn tin hỏi muốn mở quán cà phê cần làm gì? bắt đầu từ đâu? bao nhiêu tiền mới mở được quán? Thường thường thì biên độ lơị nhuận của quán cà phê là bao nhiêu?… Nên hôm nay mình dành thời gian viết lại chủ đề này lên blog để các bạn có thể đọc khi cần thiết.

Từ khi có ý tưởng kinh doanh quán, cho đến khi một quán cà phê chính thức ra đời, là cả một quá trình dài. Chúng ta quen dùng cụm từ “mở quán cà phê”, “mở quán ăn”, mở nhà hàng”… Nên nhiều bạn khởi nghiệp ngành này cũng làm y chang, đầu tiên đi thuê mặt bằng, tìm người thiết kế và thi công cho mình cái quán đẹp đẹp theo ý của mình, rồi mở ra bán.. mà không biết rằng mình đã sai ngay từ bước đầu tiên - chưa kịp định hình việc kinh doanh của mình rõ ràng, đã chi tiền trước, rồi chạy theo thời gian để giảm chi phí, nhưng vô tình chi phí phát sinh theo sau không kiểm soát được. Chưa kể điều quan trọng nhất – chắc gì ý tưởng kinh doanh đã khả thi để có thể triển khai.

Mình đã từng ngồi nhiều quán cà phê, được các chủ nhân chia sẻ trong vòng 1 năm, bạn là chủ nhân thứ ba, thứ tư của quán (vậy là trung bình 1 quán cà phê tồn tại khoảng 3 - 4 tháng rồi sang cho chủ mới), nhưng khi được hỏi bạn có chắc chắn mình có thể làm tốt ở quán này không? - Các bạn trả lời giống giống nhau và rất vô tư: kinh doanh mà, đâu nói chắc được điều gì! cố gắng thôi!… Và cứ mỗi lần đổi chủ như vậy, quán cà phê được đắp thêm lớp áo mới, hay thay đổi vài chi tiết mới. Khách hàng cũng mới ở những ngày đầu tiên - bạn bè và người thân ủng hộ, rồi lại giông giống nhau - đều vắng. Sau một tháng gặp lại, chủ quán mặt buồn buồn tâm sự, em chỉ đủ tiền cầm cự thêm khoảng 1 tháng nữa thôi, cô có biết ai muốn sang quán giới thiệu cho em nhé!

Cũng có nhiều bạn chạy đôn chạy đáo tìm mặt bằng mở quán, nhưng chưa hề định vị rõ ràng mình cần tìm mặt bằng ở đâu, giá thuê bao nhiêu là hợp lý nên cò cho thuê dắt đi xem khắp nơi, vừa mất thời gian vừa bị rối, và đa phần chốt ở mặt bằng với giá thuê cao hơn dự kiến, chỉ đơn giản vì mặt bằng này nhìn thích hơn. Nhưng khi mình hỏi về ý định kinh doanh, hỏi quán cà phê của bạn có gì đặc biệt? thì bạn lúng túng trả lời rằng bạn nghĩ đầu tư sau thì phải đầu tư đẹp hơn mấy quán đầu tư trước đó, thức uống phải ngon,… Hỏi tiếp, bạn đã có bản vẽ thiết kế quán chưa? - Trả lời rằng bạn chỉ mới thuê được mặt bằng, giờ phải chờ bên thiết kế vẽ đã…, còn thức uống thì sao? bạn đã có công thức riêng của mình rồi chứ? - bạn khoe với mình mới học xong lớp pha chế ở một cơ sở dạy nghề. Lại buồn, vì hiện giờ các trường toàn dạy công thức của nhà cung cấp, đâu còn dạy nghề pha chế nữa, nên lại sắp xuất hiện thêm một quán pha chế thức uống từ xi rô.

Chưa kể, có nhiều bạn khoe mới học xong lớp “Mở quán cà phê” và được dạy một mô hình quán đầu tư nhẹ nhàng khoảng 300 triệu, cho mình xem giáo trình. Thì ra đây là lý do hàng loạt quán cà phê xuất hiện trong vòng 3 năm trở lại đây, đều giống nhau ở mô hình, kể cả menu cũng giống, chỉ khác nhau vị trí và cách vẽ tường. Giờ, bước ra ngõ là gặp quán, quán nào cũng giống quán nào, nên vào quán nào tiện nhất là được…

Theo xu hướng “Quốc gia khởi nghiệp”, hàng loạt chương trình dạy khởi nghiệp ra đời, đa phần dạy các bạn tinh thần khởi nghiệp theo kiểu khởi nghiệp để làm giàu, truyền cảm hứng khởi nghiệp. Học xong, muốn bỏ ngay công việc văn phòng đang làm, muốn bỏ học nửa chừng để mà khởi nghiệp. Trong số đó nhiều bạn chọn kinh doanh quán cà phê vì cho là ngành kinh doanh dễ kiếm tiền. Có bạn còn nói kinh doanh thức uống lợi nhuận cao vì 1 vốn 4 lời, có bạn còn nói ngành này nhàn, vừa làm vừa giải trí được,… Buồn thêm!

Đã qua cái thời mà chủ quán “chơi quán cà phê” - dùng từ “chơi” vì chưa nói tới lợi nhuận, họ mở quán vì đam mê. Nhưng “chơi” mà ra tiền, vì chủ nhân đam mê thật sự, nên quán cà phê có gu riêng, thu hút được lượng khách hàng hợp gu và trung thành. Chưa kể, vì đam mê mà chủ quán luôn chăm chút cho quán mỗi ngày, khách hàng vì thế mà càng hài lòng, càng gắn bó…

Mình viết ra vài trường hợp trên chỉ để muốn bạn đọc kiểm lại xem mình có đang giống trường hợp này trên đây không? Liệu dự định mở quán cà phê hay nhà hàng của mình có thật nghiêm túc? Liệu mình đã sẵn sàng để thành công hay sắp gặp quá nhiều rủi ro chưa lường được?… Trên các buổi talkshow của mình, nhiều bạn thắc mắc rằng, lẽ ra cần truyền cảm hứng nghề, sao mình chia sẻ rủi ro nhiều quá! Mình cười, giờ nhiều chương trình truyền cảm hứng quá rồi, mình mong các bạn lắng lại xem mình có thật sự hiểu về ngành kinh doanh này, sau khi nghe xong có còn sẵn sàng tham gia, và nghiệm lại nghiêm túc lý do khởi nghiệp, vì sao chọn ngành này?…

Dĩ nhiên, ngoài các trường hợp mình kể ra ở trên cũng có rất nhiều bạn thật sự đam mê, mong muốn tìm tòi kiến thức để làm đúng ngay từ đầu và nỗ lực khởi nghiệp với ngành kinh doanh tưởng dễ mà không dễ này.

Nguyễn Trúc Chi

Kinh nghiệm mở nhà hàng, quán ăn hiệu quả.

Ông chủ 5 nhà hàng ở Hà Nội: Nếu định mở nhà hàng, hãy làm chắc chắn một cái đi, đừng mơ tưởng làm chuỗi cho mệt.
Khởi nghiệp nhà hàng là xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn, nhưng để “sống sót” và tiếp tục phát triển lên, liệu có phải con đường dễ dàng?

Tốt nghiệp Đại học Thương Mại, ra trường lại làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin khoảng 10 năm nhưng cuối cùng, anh Đỗ Thành Trung lại quyết định bắt tay vào khởi nghiệp với ngành kinh doanh nhà hàng. Đến nay, sau 4 năm phát triển, anh đã là chủ sở hữu 5 nhà hàng ở Hà Nội, con số không quá lớn nhưng là thành quả ghi nhận sự nỗ lực không ngừng của “tay ngang” như anh.

Tại buổi tọa đàm “F&B startup: Từ ý tưởng tới hiện thực” tổ chức gần đây, anh Trung đã không ngần ngại truyền lại những kinh nghiệm thực tế của mình cho các bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng.

“Trước khi mở nhà hàng có 2 vấn đề cần lưu ý, đó là vị trí quy mô”.

Xét về vị trí, anh cho biết yếu tố vị trí phù hợp chiếm tới 70% thành công của một nhà hàng. “Tôi có 2 người bạn trong khu du lịch Tràng An (Ninh Bình-PV). Các anh ấy bảo không lo mất khách vì khách du lịch quá nhiều, chẳng cần làm gì khách cũng đến, bán gì khách cũng mua, cơ bản vị trí địa lý quá đẹp”.

Tuy nhiên đấy là ở những nơi thuận lợi sẵn, còn với địa điểm như Hà Nội, để chọn vị trí đẹp, mỗi người kinh doanh cần cân nhắc kỹ xem chi phí mình có bao nhiều và quan trọng hơn, đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai.

Lấy ví dụ thực tế từ bản thân, anh Trung cho biết với hai thương hiệu nhà hàng là Sành Quán và Góc Hà Nội, ngay từ đầu anh xác định buổi trưa sẽ tập trung vào dân văn phòng, buổi tối là gia đình. Những địa điểm chỉ đông khách văn phòng vào buổi trưa nhưng thưa dân cư vào buổi tối anh sẽ bỏ qua, vì hiệu quả kinh doanh giảm đi một nửa, doanh thu chỉ đủ bù đắp chi phí hoặc “có lãi tí ti” chứ không sinh ra nhiều lợi nhuận.

Để chọn được những vị trí đáp ứng tiêu chí trên, anh phải đích thân khảo sát trực tiếp tại từng địa điểm.

Có thời gian, anh dự định mở thêm nhà hàng tại khu vực Hà Đông (Hà Nội) nhưng khi khảo sát các tuyến đường ở đây, anh nhận thấy ban ngày các trường đại học, các công ty rất nhiều, như vậy sẽ có khách. Tuy nhiên dân cư địa phương lại thưa, buổi tối 6h các nhà hàng không có mấy người ăn, nên không thể mở ở Hà Đông được.

Hay như khu Duy Tân, Cầu Giấy, là khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, buổi trưa các quán cơm rất đông khách, nhưng buổi tối lại không có ai, nếu mở thì kết quả cũng không như mong muốn.

Muốn xác định địa điểm có phù hợp hay không thì chính các bạn phải tự tìm hiểu, tức là cảm nhận bằng thực tế. Đi 1 ngày không được thì đi 3-4 ngày, ngày đầu tuần thế nào, giữa tuần thế nào, cuối tuần thế nào”.

Hãy nghiên cứu kỹ xem khách hàng có thể ở đây hay không. Bạn phải đến tận nơi xem chứ ngồi nhà nghĩ ngợi, chiêm nghiệm thì không bao giờ thành công được”.

Anh cũng thừa nhận tồn tại những nhà hàng không nằm ở vị trí tốt, thậm chí trong ngõ sâu nhưng luôn kín khách. Vì sao có trường hợp như thế? “Vì đó là bài toán marketing. Mình biết có trường hợp thời kỳ đầu, các bạn chạy marketing 1 tỷ đồng/tháng, sau dần dần rút xuống còn 1 tỷ đồng/quý. Họ đã lấy marketing bù lại bất lợi về vị trí địa lý".

Khẳng định vị trí là yếu tố tiên quyết nhưng anh Trung cũng cho rằng quy mô nhà hàng là một điểm quan trọng cần chú ý, vì không có quy mô thì không làm gì nổi.

“Hàng ngày, hàng giờ, có không biết bao nhiêu cửa hàng chuyển nhượng, nhưng các bạn hãy để ý, làm gì có nhà hàng to chuyển nhượng, toàn nhà hàng bé thôi, cứ người này rút ra thì người kia nhảy vào. Vào vào, ra ra liên tục vì đơn giản không có lợi thế quy mổ”.

“Nhiều người đến gặp mình nhưng mình không giúp được, bài toán quy mô quá nhỏ. Ví dụ nhà hàng thiết kế chưa đầy 90 khách thì làm sao kiếm đủ doanh thu để làm việc này, việc kia”.

Chia sẻ cụ thể hơn về tiêu chí lựa chọn quy mô phù hợp, anh Trung cho biết trước khi mở nhà hàng, mỗi người chủ cần tự đặt bút tính toán xem số chỗ ngồi là bao nhiêu, thu trung bình bao nhiêu tiền trên một đầu người, trường hợp kín chỗ thì doanh thu bao nhiêu. Sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí bỏ ra, nếu lợi nhuận ước tính được như kỳ vọng thì đó là quy mô phù hợp.

Tuy nhiên, cũng theo anh, biên lợi nhuận khi kinh doanh nhà hàng không phải quá cao. Nếu doanh thu 1 tỷ đồng/tháng thì lợi nhuận khoảng 12%, còn doanh thu trên 2 tỷ mới có cơ hội lớn hơn 20%. “Đấy là bạn đã làm rất khéo và có hệ thống bài bản trước rồi”.

Từ những thực tế trên, anh khuyên các bạn trẻ: “Nếu có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, hãy làm một cái chắc chắn đi, đừng mơ tưởng phát triển chuỗi cho mệt. Như mình đến năm sau 2018, tức là sau 4 năm khởi nghiệp mới dám hợp tác cùng một quỹ đầu tư của Úc để cho ra đời một chuỗi nhà hàng mới”.

Một số bí quyết cho người mới khởi nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng từ anh Đỗ Thành Trung:

- Nên kết hợp với các bên tư vấn bất động sản để tìm địa điểm, khi có địa điểm rồi thì thuê thiết kế cho “chuẩn chỉnh”, mình chỉ cần trao đổi ý tưởng với bên thiết kế là được.

- Tiết kiệm chi phí rất quan trọng nên những đồ như bàn ghế, bát đĩa, chậu inox… có thể mua lại. Riêng điều hoà, bếp thì nên mua mới vì có bảo hành dài hạn.

- Phải huấn luyện nhân viên 1 tháng trước khi mở nhà hàng, khách hàng không quan tâm nhà hàng mới hay đã mở lâu rồi, họ chỉ quan tâm đến dịch vụ thế nào.

- Nhân sự cấp cao thì phải đi “săn”, còn phục vụ bàn chỉ cần tìm trên các nhóm Facebook.

- Giai đoạn mới đầu, những việc có thể giao khoán thì nên khoán, không ôm đồm nhiều, từ mở nhà hàng, vận hàng, chạy marketing , tính tiền, tiếp khcahs… Càng chia nhiều công việc ra công tốt, như vậy sẽ tránh được stress và làm giảm hiệu quả công việc.

Chia sẻ từ Nguyễn Quang

Link gốc: https://www.facebook.com/groups/Congdongkinhdoanhdouong/permalink/280917785756182/

Khởi nghiệp với ngành ẩm thực: phần nổi và phần chìm

Hình như không ít các bạn trẻ muốn khởi nghiệp bằng ngành ẩm thực, nghĩa là mở một tiệm cà phê hay một tiệm ăn gì đó. Vì thấy ngành này vừa gần gũi, vừa vui, vừa dễ kiếm tiền mà còn được thi thố tài năng. Vì đi uống cà phê hay ăn nhà hàng ở đâu đó thấy có nhiều cái người ta làm dở ẹt mà vẫn đông khách. Vì thấy tay chủ tiệm kia cũng đâu có gì hơn mình mà cũng thành công vang dội. Vì hỏi ra mới thấy vốn đầu tư mở một tiệm ăn cũng không quá lớn như mình nghĩ. Tất cả những cái “thấy” đó, tuy nhiên, chỉ là phần nổi của tảng băng.

Và phần chìm của tảng băng lúc nào cũng lớn hơn là phần nổi. Ví dụ số người mở tiệm cà phê hay nhà hàng thất bại lúc nào cũng lớn hơn số thành công, lớn hơn rất nhiều. Có nhiều mặt bằng chỉ mới một vài năm mà đã có tới mấy mối nhảy vô nhảy ra như thay áo. Chi phí đầu tư cũng vậy, thực tế thường là lớn hơn những gì dự tính trong đầu hay nghe từ miệng của bạn bè. Rồi sự vụ sự việc, những việc không tên phải giải quyết hàng ngày nó linh tinh và nhiều ngoài sức tưởng tượng, có thể trải dài từ 5-6h sáng đến tối mịt nếu cửa tiệm mở cửa bán cả ngày. Chưa kể về đến nhà lại còn phải đếm tiền, kết sổ, chuẩn bị chợ búa cho ngày hôm sau. Bức tranh phổ biến của một người chủ nhà hàng lúc khởi nghiệp.

Nói như vậy không phải để “bàn ra” hay để làm nhục chí khởi nghiệp của các bạn trẻ, mà chỉ muốn nói lên một điều: có những ngành tưởng như ngon ăn nhưng thực tế rất “khó nuốt” cho người mới bắt đầu bước chân vào nghề kinh doanh. Đó là những ngành nghề đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao, công sức nhiều mà tỷ lệ thành công lại quá khiêm tốn. Nói chung, bỏ ra nhiều tiền để khởi nghiệp là một việc làm đầy rủi ro. Chưa kể có trường hợp còn phải đi vay mượn, cầm cố thì mức độ rủi ro này càng quá mức chịu đựng. Mở một quán cà phê hay một tiệm ăn là một ví dụ rất điển hình của một món có thể gọi là “khó nuốt” đối với khởi nghiệp.

Tôi khởi nghiệp với chuỗi tiệm phở khi đã trang bị hơn 5-6 năm làm công tác quản lý ở cấp cao, và cũng ngần ấy thời gian trong các vị trí trực tiếp phục vụ khách hàng. Chưa kể lúc nào cũng có cả một tập thể gia đình hỗ trợ, đồng hành sát bên cạnh. Nhắc lại chuyện cũ để các bạn trẻ nhớ đến tảng băng chìm kinh nghiệm và những thuận lợi nhất định của những người khởi nghiệp thành công đi trước mình.


Ngay cả với bề dày kinh nghiệm xương máu trong ngành ẩm thực như vậy nhưng thú thiệt, mỗi khi mở một tiệm ăn mới là hồi hộp không kém gì lúc mở cái tiệm đầu tiên. Thậm chí còn hồi hộp hơn, vì càng biết nhiều, càng kinh nghiệm nhiều thì càng thấy rõ những rủi ro mà ngành kinh doanh này chứa đựng. Có quá nhiều yếu tố mà mình không chủ động kiểm soát được. Nhiều khi khai trương xong cả nửa năm sau mới biết là địa điểm đó có thực sự tốt hay không. Vì làm sao mình biết được cái lô cốt kia tự nhiên mọc ngay trước cửa tiệm? Rồi con đường đang hai chiều đàng hoàng tự nhiên đổi thành một chiều! Rồi nước ngập. cóng nghẹt hay biết bao nhiêu khuyết tật của mặt bằng hay khu vực xung quanh mà chỉ khi “cưới” nó về ở chung rồi mới biết. Do đó, thật không sai khi ví cảm giác mở một cửa tiệm mới như xem một trận chung kết bóng đá, chỉ khi nào trọng tài cất tiếng còi kết thúc trận đấu thì mới hết hồi hộp, mới biết thắng hay thua. Chỉ khi nào mở cửa đông khách và thu hồi lại hết vốn đầu tư ban đầu rồi mới biết mình đã an toàn, bắt đầu thành công.

Ngành kinh doanh ẩm thực nói chung đã khó nuốt như vậy, ở Việt Nam lại “bo” thêm một đặc điểm chết người: Hợp đồng thuê mặt bằng rất ngắn hạn, không giống ai trên thế giới, chỉ trung bình từ 3-5 năm. Trong khi một hợp đồng thuê mặt bằng ở Úc hay Mỹ chẳng hạn, trung bình ít ra cũng phải trên 10 năm. Mà hợp đồng thuê nhà quá ngắn ngũi như vậy thì không có nhiều thời gian để kiếm lời sau khi thu hồi vốn, hay nói khác đi, phần thưởng không tương xứng với rủi ro mà mình đã chấp nhận. Nhưng cái chết người nhất ở đây nằm ở chỗ nhà đầu tư, nhà khởi nghiệp khó có thể bán hay sang nhượng lại cửa tiệm của mình khi cần thiết. Ai rồi cũng có lúc sẽ cần đến lựa chọn này, bất kể thành công hay thất bại. Nên cũng không quá đáng khi nói là kinh doanh ẩm thực ở Việt Nam hầu như chỉ có lối vào mà không có lối ra, giống như đi vào rạp hát xem phim mà không thấy có cửa thoát hiểm.
Tóm lại, khởi nghiệp thì lúc nào cũng khó khăn, nhưng có những ngành nghề khó khăn hơn những ngành nghề khác. Và có những thời điểm khó khăn hơn những thời điểm khác. Theo đánh giá chủ quan của người viết bài này thì khởi nghiệp bằng ngành ẩm thực lúc này ở Việt Nam khá là khắc nghiệt vì những đặc thù kể trên, chưa kể cạnh tranh cũng ở giai đoạn gay gắt chưa từng có. Nên các bạn trẻ cần cân nhắc thật cẩn thận trước khi dấn thân vào nó và nếu có vào thì hãy kiên nhẫn trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để hạn chế bớt rủi ro.

Thất bại là mẹ của thành công, nhưng tránh được thất bại ngay từ đầu thì vẫn hơn!

Lý Quý Trung
Sáng lập và điều hành hệ thống Phở 24 (nay đã bán cho đối tác nước ngoài)
Sydney tháng 6/2016

4 nguyên tắc để kinh doanh quán ăn nhỏ tạo ra lợi nhuận

Theo chuyên trang FnB, với những ưu điểm như: Rủi ro thấp, không yêu cầu nguồn vốn quá lớn, khả năng hoàn vốn nhanh, dễ có lãi,… mô hình kinh doanh nhà hàng - quán ăn quy mô vừa và nhỏ đặc biệt thu hút những chủ đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi và đang muốn thử sức ở lĩnh vực này.
Tuy vậy thị trường kinh doanh F&B khắc nghiệt yêu cầu các chủ đầu tư cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào kinh doanh quán ăn nhỏ. Dưới đây là 4 nguyên tắc để những người đang định khởi sự kinh doanh có những bước đi suôn sẻ hơn.

Xác định thực đơn rõ ràng

Xác định rõ ràng quán ăn sẽ bán gì, cho ai ngay từ đầu là một điều cực kì quan trọng. Các quán ăn nhỏ có thể bắt đầu việc lên thực đơn dựa vào lợi thế của bản thân chủ quán, ngân sách, quy mô cửa hàng, khả năng nguồn lực vật chất, con người cũng như sức cạnh tranh của mình trong phân khúc.

Một chiến lược không ít chủ kinh doanh quán ăn nhỏ đang sử dụng là đánh vào thị trường ngách. Theo hướng này, các quán ăn sẽ chủ yếu tập trung một phân đoạn nhỏ của thị trường, phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Từ đó, nhóm sản phẩm kinh doanh của các quán ăn nhỏ sẽ mang tính đặc thù hóa cao hơn và có thể cạnh tranh được trên thị trường.

Lấy chất lượng dịch vụ làm điểm thu hút

Dù kinh doanh quán ăn nhỏ hay lớn, chất lượng dịch vụ vẫn luôn là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định giá trị của quán trong mắt khách hàng. Khi nhu cầu về chất lượng phục vụ của mọi người ngày càng cao hơn, các chủ cơ sở kinh doanh quán ăn nhỏ càng cần nhanh nhạy nắm bắt, thấu hiểu và làm hài lòng khách hàng. Đôi khi thực khách quyết định quay trở lại một quán ăn nào đó không chỉ vì chất lượng món ăn mà còn bởi trải nghiệm tuyệt vời họ nhận được.

Không chỉ riêng với mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ, ngay cả với các nhà hàng lớn, việc xây dựng những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất cũng là một điểm cộng cơ bản, tăng đáng kể sức cạnh tranh trên thị trường.

Giữ giá, khuyến mãi, ưu đãi và những chương trình quảng cáo sáng tạo

Sự biến động của thị trường kéo theo những thay đổi thất thường trong giá cả nguyên vật liệu và các chi phí vận hành khác. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định tăng giá. Việc thay đổi giá cả thường xuyên liên tục ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của thực khách. Vì vậy, các quán ăn nên định giá món ăn của mình trong khoảng lợi nhuận có thể để giữ uy tín cho mình và giữ chân những thực khách thân thiết.

Ngoài ra, việc thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt cũng như các chương trình quảng cáo marketing cũng là một điều nên cân nhắc khi kinh doanh quán ăn. Đôi khi những ưu đãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhỏ nhất cũng có thể là điểm cộng cực lớn của quán ăn trong mắt khách hàng.

Hỗ trợ phí gửi xe, mời trà đá miễn phí, dùng khăn lạnh không mất tiền... là một vài cách thức đơn giản mà chủ quán có thể cân nhắc áp dụng.

Xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng cho kinh doanh quán ăn nhỏ

Một bất lợi lớn của các quán ăn nhỏ khi bắt đầu vận hành là thiếu đi những quy trình, nguyên tắc hay nguồn nhân sự chất lượng cho mình. Không có quy trình tuyển dụng bài bản, không sở hữu hệ thống kiến thức đào tạo nhân viên chuyên nghiệp như các cơ sở kinh doanh lớn và có kinh nghiệm, các quán ăn nhỏ đôi khi gặp những vấn đề rắc rối khi kinh doanh.

Tuy vậy, những vấn đề này có thể được hạn chế khi bạn tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng. Một số tiêu chí thường thấy ở các quán ăn nhỏ là độ tin cậy của nhân viên, sự tháo vát, thạo việc, tinh thần sẵn sàng làm nhiều công việc cùng một lúc…

Tất nhiên, tùy điều kiện hoàn cảnh, các chủ quán ăn sẽ tìm thấy đội ngũ nhân viên với tiêu chí, chất lượng riêng phù hợp với mình. Khởi sự kinh doanh cùng những người đồng nghiệp tốt nhất luôn là một lựa chọn không tồi cho các quán ăn nhỏ mới thành lập.

Kết

Kinh doanh quán ăn nhỏ là câu chuyện muôn hình vạn trạng dưới góc nhìn của nhiều người khi bước chân vào thị trường tiềm năng này. Điều quan trọng nhất cần thiết để duy trì việc kinh doanh quán ăn nhỏ được suôn sẻ, bền vững là mỗi chủ quán phải có sự đầu tư nghiêm túc với ý tưởng ngay từ đầu và kiên định với lựa chọn của mình. Bởi lẽ, kinh doanh là một cuộc chiến chứ không phải cuộc chơi, nhất là trong ngành F&B.

FnB Việt Nam
Theo Trí Thức Trẻ

Profile


Full name: Bui Thi Kim Hue 

Date of birth: March 27th, 1985

Phone: 0916.760.929

Blog cá nhân: www.BuiThiKimHue.com

Email: kimhuebr@gmail.com

Address: No 528, Huynh Tan Phat Street, Binh Thuan Ward, District 7, Ho Chi Minh City.


OFJECTIVE

Take advantage of sales skills, experience and market knowledge to become a professional financial advisor and bring more value to customers.


EDUCATION

University of Economics Ho Chi Minh City (major of bussiness administrator).

Banking of University of Ho Chi Minh City (commercial bank certificate).


WORK EXPERIENCE

DANTRISOFT:  4/2020 - present

Manage online sales channels

Attract customers to online channel

Staff assignment  to care and customer support 

Training for customers to buy online

UOB VIET NAM:  2018 - 3/2020

Senior mortgage specialist at UOB

Building partner network 

Find potential customers through many channels

Provide expert financial advide on mortgage

Educate customers on the variety of loan products and available credit options

After-sales customer care

Achievement: 

The best senior mortgage specialist of the Jan 2020

The best senior mortgage specialist of the quarter 4, 2019

VIETINBANK: 2009 - 2017

Customer relationship specialist

Build and strengthen customer relationships with existing customers and establish new relationships with potential customers

Provide expert financial advide on mortgage and also personal loans and credit card as well ass insurance.

Verify customer records and submit to leaders for approval, Disbursement, debt collection

Achievement: Excellent staff merit certificate of the Chairman of the Board of Vietinbank in 2010


SKILLS

- Communication skills

- Independent work and teamwork skills

- Connection skills

- Sales skills



CV DOWNLOAD



Hãy mở ra mối quan hệ với Bùi Thị Kim Huế nhé!

Liên hệ
Bùi Thị Kim Huế
0916.7660.929
Hồ Chí Minh